Tin tức (Blog)

Du lịch Thái Lan

du lich Thai Lan

Du lịch Thái Lan tự túc | Lưu ý khi du lịch Thái Lan | Đi Thailand bằng xe bus | Mua sắm ở Bangkok

Du lịch Thái Lan là một chủ đề rộng lớn, vì thế sẽ rất khó để gói gọn tất cả trong một bài viết. Vì vậy Tôi Đi đã tổng hợp những thông tin và kinh nghiệm khi đi du lịch Thái Lan từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nội dung được chia làm 2 phần chính, một phần dành cho các bạn đi du lịch tự túc, 1 phần là các lời khuyên và thông tin chung dành cho các bạn đi theo tour. Bài viết vẫn đang tiếp tục cập nhật và sẽ mở rộng theo từng điểm du lịch tại Thái Lan. Phía dưới có phần Lưu ý quan trọng(bạn nên đọc kỹ). 

Những bài viết về các điểm du lịch Thái Lan:

  • Kinh nghiệm Du lịch Phuket
  • Du Lịch Pattaya
  • Du lịch Bangkok Thái Lan
  • Hướng dẫn Du lịch Krabi
  • Kinh nghiệm du lịch Chiang Mai
  • Du lịch Koh Samed
  • Hướng dẫn Du lịch đảo Koh Samui

Du lịch Thái Lan Tự túc

Để đi Thái Lan bạn có thể có 2 lựa chọn. Một là đi máy bay từ Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh. Hai là đi xe bus từ Sài Gòn qua Campuchia rồi đến Thailand.

Máy Bay đi Bangkok

Để có vé máy bay giá vé rẻ đi Bangkok bạn nên thường xuyên cập nhật các trang web của các hãng hàng không như Air Asia, Vietjetair, Jetstar và hiều hãng khác. Cách đơn giản nhất là đăng ký Bản tin của hãng. Mỗi khi thông tin khuyễn mãi, giảm giá họ sẽ gửi mail cho bạn.

  • Sân Bay tại BangKok có 2 sân bay là Don Mueang và Suvarnabhumi. Don Mueang là sân bay nội địa và hãng AirAsia khai thác tuyến bay quốc tế nhằm giảm tải cho Suvarnabhumi. Nếu mua vé máy bay của AirAsia thì điểm đến là sân bay Don Mueang.
  • Suvarnabhumi là sân bay quốc tế của các hãng còn lại. Từ Suvarnabhumi vào trung tâm BangKok di chuyển theo Airport Rail Link (SARL City Line) thuận tiện hơn so với Don Mueang. Hãng Vietjetair của nhà ta sẽ đến sân bay này.

Ngủ tại sân bay

Nếu bạn đến sân bay Suvarnabhumi vào đêm. Lúc này sẽ khó cho bạn khi vào Bangkok đặt khách sạn, nếu như chưa đặt online trước. Có một cách khá thuận tiện là Ngủ lại sân bay để tiết kiệm chi phí. Sân bay Suvarnabhumi khá rộng và sạch sẽ nên bạn sẽ dễ dàng kiếm được 1 chỗ để ngủ. Tuy nhiên lưu ý là nhiệt độ họ để rất lạnh nên bạn tốt nhất là chuẩn bị túi ngủ. Trước cửa toilet có các điểm lấy nước sạch để uống trực tiếp. Bạn cũng có thể tìm được ổ cắm điện ở gần các ghế ngồi.

Từ sân bay Suvarnabhumi về Khao San

Không có xe bus từ sân bay về Khao San đâu!chỉ có một cách duy nhất là đón BTS ( Sky train) đi về Phaythai rồi đón taxi vè Khao San tổng cộng tiền khoảng 140 Bath cho một người còn nếu đi 2 người trở lên thì đón taxi thì hơn. Cách đi chi tiết bằng BTS

Từ sân bay bạn bắt Airport Rail Link về thẳng Airport Link Phaya Thai. Từ Airport Link Phaya Thai chuyển qua đi xe bus như sau: Đi xe bus số 59 từ Phaya Thai đến Democratic Monument hoặc xe bus số 2, số 79 và số 11 từ đường Petchburi đến Democratic Monument. Từ Democratic Monument đến Khao San bằng đi bộ khoảng 3-5 phút.

(có map bản đồ chỉ dẫn + bản đồ du lịch bangkok. Bạn download tại đây: http://www.mediafire.com/download/94uqq9yg1ooq9nr/ban_do_du_lich_Bangkok_-_Toidi.net.rar )

Từ sân bay Don Muang vào Bangkok

Từ sân bay bạn ra ngoài sảnh bắt taxi để vào trung tâm Bangkok. Xe chạy sẽ tính tiền bằng đồng hồ, bạn nhớ nhắc lái xe bật đồng hồ. Giá đến trung tâm Bangkok khoảng 200 đến 250 Bath, tuy nhiên bạn trả thêm 50 bạt cho phí đỗ sân bay và 30/40 bạt nếu bạn chọn đi đường cao tốc (highway).

Đi xe bus từ Don Muang vào Bangkok. Cái này mình tham khảo của Baynhe.

Nếu đi tiết kiệm như Bụi thì có thể đi bằng xe buýt sân bay (sang hơn xe buýt bình dân). Đi xe buýt của sân bay Don Muang thì bạn xách đồ lên thoải mái. Từ sảnh đến thì bạn đi bộ tới trạm xe buýt sân bay (xem biển hướng dẫn or hỏi nhân viên). Có tổng cộng 4 tuyến vào trung tâm thành phố Bangkok, cụ thể như sau:

Route 4: Airport – Silom Rd  Tuyến này thích hợp cho bạn nào ở trọ tại khu vực Silom (ví dụ gần phố đèn đỏ Patpong), Chú ý: Xe chạy 24 giờ, lúc nào cũng có xe. 

Route 29: Airport – Victory Monument – Bangkok Railway Station (Hua Lamphong) Tuyến này thích hợp cho bạn nào ở trọ tại phố Khao San road (phải xuống ở trạm Victory Monument) và bạn nào trọ ở khu phố tàu China Town (xuống điểm cuối là nhà ga Hua Lamphong). Chú ý: Xe chạy 24 giờ, lúc nào cũng có xe. 

Route 10: Airport – Victory Monument – Southern Region Bus Terminal Tuyến này thích hợp cho bạn nào ở trọ tại phố Khao San road (phải xuống ở trạm Victory Monument) và bạn nào muốn đi các tỉnh miền nam Thái Lan (xuống điểm cuối là bến xe Southern Region Bus Terminal).

Route 13: Airport – Sukhumvit Rd. – Eastern Region Bus Terminal Tuyến này thích hợp cho bạn nào ở trọ tại Sumkhumvid (phải hỏi nhân viên bán vé để xem đoạn mà bạn cần xuống là đoạn nào, vì đường Sukhimvid khá dài). Điểm cuối của tuyến này là bến xe Eastern Region Bus Terminal (tên khác là bến xe Ekamai) – đây là nơi xuất phát đi thành phố biển Pattaya. Tóm lại, từ sân bay Don Muang muốn bắt xe đi Pattaya thì bạn đi tuyến xe buýt 13 này đến bến Ekamai nhé.

Từ sân bay Phu Ket về đến Town

– Đi bus (gọi là airport bus): cái này đi hơi chậm, do phải đón & trả khách. Giá tiền tính theo khoảng cách. Nhưng giá về đến Phuket Town là 90B/người. Xe chạy theo giờ, chuyến cuối lúc 8PM từ sân bay Phuket. (chú ý là ko trả khách ở Patong Beach, mà trả khách ở Phuket Town – gần Big C, từ đây phải đi local bus hoặc taxi về đến khách sạn).

– Đi van: cái này đi nhanh & giá tiền phụ thuộc vào điểm đến. Về Patong Beach / Phuket Town thì150B/ng. Về Kamala Beach thì 170B/ng. Xe này sẽ trả khách tại đúng khách sạn bạn ở. Tuy nhiên, điều bất tiện là phải chờ đủ 10 người họ mới chạy, ko chạy theo schedule nên có khi phải… chờ mòn mỏi. Và nếu đến Phuket vào chuyến cuối ngày, không còn ng để chờ thì họ sẽ… thỏa thuận giá để đi cho đủ “sở hụi”. – Đi taxi: giá cũng phụ thuộc vào điểm đến & phải trả giá với tài xế. Nhưng giá về Patong Beach / Phuket Town vào khoảng 500B nên nếu đi từ 3-4 người thì nên đi taxi, khỏi phải chờ đợi. Nếu đi taxi thì nên đi ra xa khỏi khu vực đón khách của các hãng xe để trả giá. Hoặc qua khu Departure, canh xe taxi nào mới đưa khách ra sân bay thì trả giá sẽ rẻ hơn.

Đi Thailand bằng xe bus

Đây là cách đi dễ dàng và ít chi phí, các bạn ở Sài Gòn đi bụi hay chọn cách này. Tôi vẫn tiếc lần đi Cambodia không tính đến việc kết hợp đi Cambodia và Thailand để tiết kiệm chi phí và thời gian. Để xem lại cách đi xe bus từ Sài Gòn đi Phnom Penh và Siem Reap bạn đọc lại bài viết về Kinh Nghiệm Du Lịch Campuchia của Tôi Đi.

  • Từ Phnom Penh bạn có thể mua vé đi Thái Lan tại hãng xe Virak Bunthan Express Tour . địa chỉ tại:  No. 1Eo, Preah Moha Ksat Triani Kossomak (Ave. 106), 12202 Phnom Penh. Tel 023 998 ​786. Hãng này có xe đêm đi Siem Reap và Thái Lan.
  • Hãng xe Sorya: chỉ có duy nhất 1 chuyến 6h30 am. Đi xe ngày thì theo mình là lãng phí thời gian và mệt. Nhưng ai thích đi ngày thì có thể chọn Sorya (hãng này có văn phòng ở Sài Gòn, có thể liên hệ mua vé luôn từ Sài Gòn).
  • Xe Kampuchea Ankor: có chuyến 21 giờ, 21 giờ 30, 12h30 đêm. Giá vé 23 USD
  • Một công ty du lịch bạn có thể tham khảo qua về mua vé đi Bangkok. Giá vé không chênh nhiều, bù lại còn được công ty tư vấn nhiệt tình về đi lại. Đôi khi giá còn rẻ hơn chính hãng từ 2-4$/vé (nếu mua từ 3 vé trở lên). Cty CTT Net Travel & Tour (#223 Eo, Sisowat Quay, Khan Doun Penh, Phnompenh – Tel: +855-23-217 217, 23-218 218 – email: ctt_travel@online.com.kh – Mrs. Seak Lang) Thú vị hơn là chị chủ của hãng này là người Việt rất nhiệt tình.

Xe chạy 7 tiếng rưỡi sẽ đến cửa khẩu Poipet – Aranya Prathet, qua khỏi Poipet (Cambodia) bạn đi tìm giấy Arrival card điền thông tin để qua Aranyaprathet(Thái Lan). Khi rời xe Cam, nhà xe sẽ dán cho bạn 1 miếng decal để nhà xe bên Thái nhận diện khách, khi qua Thái sẽ đổi xe minivan vì bên Thái chạy xe bên tay trái giống như nước Anh, do đó ngược với Việt Nam và Cambodia. Minivan trắng bên Thái chạy đường cao tốc rất nhanh, nhưng cảm giác vẫn an toàn. Có thể nó sẽ thả bạn ở Victory Monument hoặc tại nơi bạn ở luôn.

Xem thêm: Đi xe buýt từ Sài Gòn sang Campuchia

Một kinh nghiệm khác: Từ Siem reap thì có khá nhiều giờ và bạn có thể ra agency ở đó mua vé. 2 chuyến 2.30am và 6.30am là đắt nhất vì sẽ đi van ( xe 15 chỗ) đến Poipet và một cái van khác từ cửa khẩu thái vào Bangkok, giá là $14. Các chuyến khác rẻ hơn vì sẽ đi bus đến poipet và cũng sẽ là van vào bangkok, giá là $11. Mình đi chuyến 6.30 và đến bangkok khoảng 3h chiều. Ở cửa khẩu chẳng có vấn đề gì cả, bạn cứ hùng dũng mà đi chả ai làm hại gì mình. Nhà xe sẽ dán cho bạn một cái sticker màu để khi qua biên giới nhà xe bên thái nhận ra. Mất nhiều tg nhất là ở cửa khẩu vì thường đông và bọn nhà xe sẽ cho mình ngồi chờ ở một quán ăn gần cửa khẩu sau khi đã vào thái. Sẽ mất khoảng tiếng rưỡi 2 tiếng ở đó. Nếu ko thì tầm 1h bạn đã đến bangkok rồi.

Từ Thái Lan về Cambodia bằng đường bộ

Khi đi xe minivan từ biên giới Campuchia về Bangkok bạn xin card visit để liên hệ khi về. Có thể bọn này sẽ đón bạn tận nơi bạn ở. Xe sẽ đưa bạn về bến xe nào bên Cam thì không rõ, nhưng khi dừng bạn nên hỏi ra bến xe có xe Sorya, mua vé về Việt Nam vào sáng hôm sau (nếu bạn ngủ tại biên giới). Bạn chọn nhiều hình thức đi để ra trạm Bus Terminal ở Mochit. Xe bus (2 104 134 145 159), cái trạm đó tên là Mochit (bên đó đọc là Maw-chit-Xo) chứ không phải nằm ngay BTS Mochit chỗ Chatuchak. Xong đến quầy 30 phía trong mua vé (223 bath 2012) đi Poipet, giờ xe chạy bên dưới. Sau khi làm thủ tục hải quan ở Poipet, bắt tuktuk (khoảng100-150 bath) ra Sorya Transportation hoặc Kampuchea (nói là nó biết), mua vé về PhnomPenh. Từ Phnom Penh về Việt Nam thì ok rồi (xem lại bài Kinh Nghiệm Du Lịch Cambodia).

Gio bus chay di cua khau Cam TRAM BUS Terminal o MOchit

Một kinh nghiệm khác: Nếu từ Bangkok về PhnomPenh bằng đường bộ bạn đừng ra Mochit xa lắm, bạn ra Victory Monument, hỏi xe đi RongKluea (đây là chợ biên giới Thái – Cam) giá vé là 230 Bath/1ng. Sau đó bạn làm thủ tục xuất cảnh Thái và nhập cảnh Cam, sau đó bắt xe ôm (2 ng 1 xe cũng đc chỉ khoảng 20 Bath 1 xe thôi) đi đến bến xe Campuchia Angkor Express bắt bus về Phnompenh giá tầm 9$ /1 ng. Lưu ý là hãng này chỉ có night bus thôi nha. Còn nếu mún đi bus ban ngày thì bắt Free Shuttle Bus ngay khi ra khỏi Hải quan Cam, nó sẽ chở bạn tới Bus Terminal mua vé đi PP là 15$/1 ng.

Từ Bangkok đi các tỉnh

Trước hết phải nói qua là tại Bangkok có 2 trạm trung chuyển chính là: Phaya thai và siam là hai trạm trung chuyển chính ở BK, từ đó bạn có thể đi khắp Bangkok. Airport – Hualamphong ( Nhà ga )1.Bạn đi Airport Link đến Makkasan ( 20p) Từ Makkasan chuyển Petchburi MRT (15p ) đến thẳng Hualumphong ( Nhà ga ). Từ trạm Makkasan bạn phải đi bộ qua đường mới thấy Petchburi MRT, nếu bạn có nhiều hành lý thì sẽ vất vả. http://bangkokairporttrain.com/time-table-route.html 2. Nếu không thì bạn ở Airport Level 1 tìm xe bus AE4 từ Airport về thẳng Hualamphong.

http://bangkok.sawadee.com/airport/t…rt_Shuttle_Bus

Bangkok – Chiang Mai ( bằng tàu lửa ) Bạn đến BKK 13:00, khoảng hơn 1 tiếng là hơn 14:00 mới đến nhà ga thì bạn có thể chọn những chuyến tàu lửa đi Chiang Mai từ BKK dưới đây.http://www.sawadee.com/transfer/train-north.htm

Từ Chiang Mai – Pai 1.Bạn có thể chọn minivan của hãng tư nhân như Green bus, Bus to go!? Vừa rồi mình đón 1 minivan ở ngã 3 Ban Mae Malai từ Fang về, minivan này không dán logo tiếng Anh mà chỉ tiếng Thái. Hỏi Tài xé thì nói là Bus to go !? Xe Toyota đời mới và đẹp. 2.Bus tại Chiang Mai Arcade Terminal. Từ Pai – Ayuthaya Tốt hơn là bạn về Chiang Mai rồi mới bắt tàu lửa đi Ayuthaya. Nếu nói vậy thì bạn phải lên plan và timetable của mình như sau : 1. Đến Chiang Mai bằng tàu lửa rồi thì mua vé ngay từ Chiang Mai về Ayuthaya bằng tàu lửa. 2. Đến Pai bằng minivan rồi thì mua vé ngay từ Pai về Chiang Mai. 3. Đến Ayuthaya thì khỏe rồi, bạn có thể đi tàu lửa hay minivan, bus về BKK thoải mái. 4. Cá nhân mình khuyên bạn đi tàu lửa, dù sao sự an toàn cao hơn đi xe bus và ngồi ngủ thoải mái. Tàu lửa Thái lan rất sạch sẽ.

Bangkok đi Pattaya

Từ BKK đi Pattaya có thể đón bus. Tham khảo link sau: http://www.pattayabus.com/?page_id=1559&lang=en Có thể đi từ bến xe bus gần ga Ekamai, hoặc Mochit. Đi BTS tới ga Ekamai, ra cổng Exit số 2, đi bộ vài chục mét là tới bến xe. Mỗi 30 phút có 1 chuyến, giá vé là 124 bạt. Chạy khoảng 2h tới bến Pattaya. Từ Pattaya về BKK cũng tương tự. Pattaya tạm chia ra làm 3 khu: North, Center, South. Ở khu South, chiều tối ra Walking Street khá gần, Walking Street về đêm dày đặc các Go-go bar. Tối muốn đi xem show thì tới Alcazar. Muốn đi ra đảo Coral thì đi hết Walking Street là tới bến tàu. Đi tàu ra đảo hết 30 bạt/người. Nếu muốn đi thăm thú đảo thì lên tàu bên tay phải, sẽ đi tới cầu cảng trung tâm đảo Coral, từ đó có thể đi tới khắp đảo Coral. Nếu lên tàu bên tay trái sẽ tới thẳng bãi tắm Tae Wan gì, là bãi tắm lớn nhất trên đảo.

Nếu bạn định đi Pattaya từ Sân bay thì nên đi từ sân bay Suvarnabhumi sẽ tiện lợi hơn. Nếu từ Dong Muang đi Pattaya, bạn có thể đi taxi đến bến xe Mochit rồi đi bus đi.

Xem bài: Tổng hợp Kinh nghiệm du lịch Pattaya

Mua sắm ở Bangkok

Ghi nhớ: tất cả các shop và siêu thị chỉ mở cửa từ khoảng 10-10h30 sáng (một số ít có thể mở từ 9h30), đừng đi sớm quá mà phải đứng ngoài chờ. Chợ thì mở sớm hơn. – Quần áo bình dân, trang sức bình dân, đồ điện tử: Pratunam. Khu này có hàng lố đại siêu chợ chen chúc nhau bán quần áo và trang sức bình dân; hầu như không niêm yết giá nhưng cũng ít nói thách. Đại siêu thị Platinium cũng khá ổn, có máy lạnh, giá cao hơn Pratunam. Pantip Plaza thì quá nổi tiếng rồi, bán linh kiện máy tính, đồ điện tử. – Quần áo và trang sức cao cấp, đồ gia dụng cao cấp: Siam. Khu này có chuỗi siêu thị sang trọng, đẹp, mua thì chắc ít nhưng đáng để ngắm như Siam Center, Siam Paragon, Central World. Có đủ các loại hàng hiệu trên thế giới ở đây: Marks and Spencer, CK, Zara, Next, Miss 60, Guess, MNG, Axara. Khu này rộng lắm, đi cứ gọi là mỏi cả cẳng, nhìn cứ gọi là mờ cả mắt. – Có thể xem thêm hàng cao cấp ở The Emporium, Terminal21 khu Sukhumvit – Các khu siêu thị lớn: có thể thấy trên bản đồ, ở nhiều nơi có tập trung vài ba siêu thị, dễ dàng đi bộ từ siêu thị nọ tới siêu thị kia. Một siêu thị không thể không đến là MBK, bán hằm bà lằng từ quần áo, trang sức, đồ gia dụng, nội thất cao cấp và trung bình, đồ điện tử, và các đồ trang trí rất xinh xẻo đáng yêu, bán ở tầng trên cùng, giá rẻ. Các siêu thị khác rất nên đến (mỗi loại có vài ba cái ở Bangkok, vị trí đều ghi rõ trên bản đồ): Lotus Texaco, Center, Robinson, Big C – Chợ cuối tuần Chatuchak, cũng có trên bản đồ luôn. Rất nhiều đồ trang trí nhà cửa và trang sức (đặc biệt là bạc). Đẹp và hơi đắt tí (mặcdù chợ thì khá là bình dân). Chị em đừng có nhìn đồ sứ đồ gỗ đồ sắt thích quá khuân về là chết tiền quá cước đó. Mở cửa từ khoảng 8h-18h thứ 6,7,CN (riêng thứ 6 là bán buôn). Từ trung tâm Bangkok đi Chatuchak nên đi bằng Skytrain (tàu điện trên không), vừa nhanh vừa bổ vừa rẻ. Mỗi tội phải xếp hàng nếu đi vào giờ cao điểm thôi. Trạm Mochit, giá 45baht/người. – Patpong: chợ họp hàng đêm, đi để ngắm thôi, toàn hàng giả bằng giá hàng thật. tất nhiên nếu biết mặc cả thì cũng được. – Chinatown và chợ Pahurat: bác nào mua linh kiện ôtô, xe máy ko thể không đến đây nhá. Nhưng lưu ý là cuối tuần hầu như chợ này nghỉ, ít tiệm mở cửa bán hàng (thế mới ngược đời) – Khao San Road: bán nhiều đồ “dân tộc”, đồ bạc, quần áo,nhà hàng, bar…

Ăn uống

– Ở tất cả các siêu thị, trung tâm, Tầng 4 hoặc 5 thường là các food town với hàng chục loại đồ ăn, kể cả đồ Việt Nam; có đủ đồ tráng miệng và đồ uống. Nói chung tầm 40-60k/người là ăn ngon; rẻ hơn cũng được. Hầu như thanh toán bằng coupon, mua coupon khi vào ăn và nếu ko tiêu hết có thể refund ngay tại trận. – Cuối ngày nên làm vài ba cốc sữa chua và 1 chai La Vie ở Seven 11 (chuỗi minimart có ở khắp nơi trong Bangkok, giá rẻ, mở cửa tới 23h đêm hàng ngày) về khách sạn ăn, bổ sung vitamin. – Trên đường đi bộ có thể mua hoa quả bán trên phố, ngon bổ rẻ và mát (hơi bẩn tí đã sao, vẫn còn sạch hơn VN chán vạn) – Kem ở Thái rất ngon – Cá nướng và 1 số món Thái trước CentralWorld rất nổi tiếng và nhộn nhịp.

Chi tiết: Kinh nghiệm du lịch Bangkok

Khách sạn tại Bangkok

Chỗ ở là rất quan trọng khi bạn du lịch tại Thái Lan nói chung và Bangkok nói riêng. Vì chỗ ở sẽ liên quan đến đi lại. Bạn nên chọn những chỗ ở gần nơi công cộng để dễ đi lại. Ở Bangkok tình trạng kẹt xe là thường xuyên Vì vậy đa số mọi người khuyên ở những nơi gần line BTS. Một số khu vực nên ở, phân theo mục đích và sở thích của bạn.

  • Khu Khao San Road – là khu phố Tây, ồn ào, náo nhiệt, gần Hoàng Cung. Nhưng là khu Bangkok cũ, ko có các phương tiện đi lại công cộng. Tham khảo những khách sạn tại khu vựcKhao San tại đây
  • Khu Sukhumvit / Siam – là khu tập trung các shopping mall, khu trung tâm giải trí cao cấp, là trục đường chính của các loại phương tiện công cộng như TBS, MRT. Khách sạn gần khu Sukhumvit
  • Khu Pratunam – là khu chợ sỉ bán quần áo, phụ kiện… phù hợp với những bạn thích shopping hoặc đi buôn hàng.
  • Khu Chinatown gần khu Khao San Road, nên về vị trí cũng tương tự. Nghĩa là nằm ở khu Bangkok cũ, ko gần các trạm tàu hay phương tiện công cộng. Nhưng bù lại có đồ ăn ngon. Những khách sạn gần khu Chinatown

Nhiều người nói ở gần các line BTS sẽ tiện cho di chuyển và tiết kiệm hơn là đi Taxi và tuk tuk. Nếu bạn định tự đi khắp Bangkok thì ở gần BTS, còn nếu thích chuyên khu thì lựa chọn theo danh mục trên. Một kênh đặt phòng uy tín và tiện lợi mà mình hay dùng đó là trang Agoda. Bạn có thể tham khảo một số khách sạn tại BangKok và Thái Lan tại đây. Các bạn có ý định đi Safari world, Grand Palace hay Siam Ocean World… thì book trước qua trang www.hotels2thailand.com ; giá rẻ hơn mua trực tiếp, thường có xe đưa đón. Thấy mọi người đi nhiều rùi đều recommend trang này. Một khách sạn tại Bangkok bạn có thể tham khảo, đó là Khách Sạn Opera ở Số 16, Ngõ 11 (Soi 11), Đường Petchaburi, cách Pratunam khoảng 0.7km; Big C+ central world 1km; cách BTS Ratchathewi khoảng 0.4km; nằm ở ngõ có nhiều cơ quan gì đó của Thái, rất yên tĩnh và an toàn; đầu ngõ là 1 family mart; phòng ốc sạch đẹp, có bồn tắm; giá chấp nhận được (800b 1 đêm cho phòng giường đôi ở tầng 1, tầng trên sẽ là 900B) nhân viên thân thiện, nhiệt tình. www.operathailand.com ARNOMA Hotel ở khu SIAM, ngay gần là các khu mua sắm nổi tiếng như Central World, Big C, Platinum, chợ điện tử, Siam Pragon, Siam Central….và nhiều khu vực mua sắm khác. Xem giá phòng tại đâykhach san tai Bangkok

Thăm quan và Chỗ vui chơi tại Bangkok

Wat Ratchapradit Sathitmahasimaram: Nằm ở phía Bắc công viên Saran Rom, ngôi chùa tương đối nhỏ này xây dựng vào thời kỳ vua Rama IV. Nơi này trước đây là vườn cà phê của Hoàng gia trong thời kỳ vua Rama III trị vì. Một điểm thú vị trong ngôi chùa này là Phra Wihan Luang – phòng hình ảnh Hoàng gia – có bức bích họa miêu tả “Nghi lễ Hoàng gia trong 12 tháng” và huyền thoại về mặt trăng khuyết. Chùa Ratchabophit: Chùa nằm trên đường Fuang Nakhon gần Wat Pho do vua Rama V xây dựng năm 1869. Chùa Mahathat: Ngôi chùa cổ này xây dựng trong thời kỳ vua Rama I. Gần đại học Thammasat, chùa là nơi tọa lạc của Học viện Phật giáo Mahachulakongkron, một trong hai nơi giảng dạy Phật giáo lớn nhất Thái Lan. Công trình tưởng niệm vua Rama I: Xây dựng để kỷ niệm 150 thành lập Bangkok năm 1932, công trình nằm ngay dưới Phathom Boromrachanuson về phía Bangkok. Vua Rama I là vị vua đầu tiên trong Hoàng tộc Chakri, đã thành lập Bangkok là thủ đô của vương quốc Siam. Công trình tưởng niệm vua Rama III: Công trình do Khoa mỹ thuật xây dựng năm 1990 đối diện với Wat Ratchanatdaram. Tượng đài bằng đồng, lớn hơn người thật một nửa, đang ngồi trên ngai vàng. Tượng vua Rama VI: Nằm đối diện công viên Lumphini, tượng do giáo sư Corado Feroci chạm khắc. Vườn thú Safari World: Safari World là điểm tham quan hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua trong các chuyến du lịch đến Thái Lan. Đây là vườn thú mở tự nhiên lớn nhất châu Á với hơn 75 loài động vật có vú, 300 loài chim đến từ châu Phi và châu Á cùng các loài động vật đặc Wat Sunhat và chiếc đu khổng lồ: Điểm nổi bật của Chùa Sunhat nằm trên đưởng Bamrung Muang là những bích họa ở nhà nguyện chính được vẽ vào thế kỷ thứ 19. Chùa mở cửa hàng ngày từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Chiếc đu khổng lồ độc đáo ở ngoài chùa đã có lần được dùng vào việc tế lễ Bà la môn từ lâu đã ngưng hẳn. Nhiều cửa hàng gần chiếc đu khổng lồ này có bán rất nhiều lễ vật của Phật giáo.

Với các bạn đi du lịch Thái tự túc nhưng tiếng Anh còn hạn chế, bạn có thể đặt các land tour ở Bangkok, Pattaya hoặc các điểm đến nổi tiếng khác ở Thái qua trang web http://www.divui.com, trang web đặt vé, show diễn, tour với giá rẻ hơn khi bạn đặt tại đại lý du lịch bên Thái, thanh toán bằng chuyển khoản (không cần thẻ tín dụng) và có hỗ trợ thông tin hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Lâu đài Suan Pakkard: Trên đường Si Ayutthaya. Khu phức hợp gồm năm kiểu nhà của Thái nằm trong một khu vườn thật đẹp chứa đựng bộ sưu tập quan trọng gồm các đồ cỗ Châu Á. Gian triển lãm làm bằng sơn mài được trang trí với các bích họa dát vàng lá lộng lẫy vào cuối thời kỳ Ayutthaya.Học viện Tưởng niệm Hoàng hậu Saovabha: Nằm gần Bệnh viện Chulalongkorn ở góc đường Henri Dunant và Rama IV Roads, Học viện chuyên về nuôi rắn có một bộ sưu tập rắn độc được lấy nọc sản xuất huyết thanh vô giá nhằm điều trị người bị rắn cắn hằng ngày. Sở thú Dusit: Nằm cạnh Quảng trường Hoàng gia, Thảo cầm viên cổ nhất Bangkok có bộ sưu tập các loại động vật có vú thông thường ở Châu Phi, Châu Á và các loài chim sinh sống trong vườn kiểng. Ban Kamthieng:Nằm trong vườn của Siam Society trên đường Sukhumvit Soi 21 (Asoke), công trình xây theo kiểu bắc Thái có 200 năm tuổi này chứa đựng bộ sưu tập các nông cụ truyền thống nông dân và ngư dân sử dụng.

kinh nghiem du lịch Thái Lan

Công viên SiamNằm trong khu ngoại ô Minburi, cách cầu vượt Lat Phrao khoảng 30 phút về phía đông, công viên nước giải trí này có biển nhân tạo tao sóng, xóay nước, và các đường trượt từ tháp cao. Các điểm vui chơi phụ bao gồm sân chơi trẻ em, chuồng chim, thảo cầm viên mở và vườn thực vật. Sở thú và trại cá sấu: Đây là trại cá sấu lớn nhất thế giới, có trung tâm nuôi dạy bảo tồn động vật hoang dã, có cả bảo tàng khủng long. Trại Rắn: Là nơi có nhiều loại rắn độc như rắn hổ mang, rắn lục… Thế giới Mơ – Dream World: Nằm ở cây số 7 đường Rangsit-Ongkharak, công viên theo chủ đề này gồm có một quảng trường kiểu Châu Âu, vùng đất thu nhỏ và những chuyến đi trên xe thật hào hứng. Mua sắm, giá cả Trung tâm mua sắm Emporium: là khu thương mại cao cấp. Hàng hoá rất đẹp, mẫu mã độc đáo nhưng giá cả hơi cao. Emporium Shopping Mall cung ứng các nhãn hiệu nổi tiếng với giá đặc biệt. Đây là trung tâm mua sắm thời trang và đắt tiền có các cửa hàng bán nhiều loại sản phẩm đặc biệt giúp bạn có thể mua đủ mọi thứ tại một nơi mà thôi. Eporium có các cửa hiệu hàng thời trang, quán cà phê, siêu thị, các cửa hàng sách và một số nhà hàng bán thức ăn ngon. Các bạn cũng đừng quên làm thủ tục hoàn thuế VAT khi mua hàng tại các siêu thị hoặc trung tâm thương mại. Trung tâm mua sắm Central World: Qu‎ý ‎ khách có thể tìm được các nhãn hiệu trên toàn cầu được bày bán tại các cửa hàng thời trang hàng đầu của thành phố và các hiệu áo quần thời trang nhất có đủ các loại hàng hóa cho lối sống xa xỉ, cùng với hiệu sách, quán ăn dành cho khách sành điệu và những địa điểm hấp dẫn đặc biệt khác. Bằng hệ thống tàu trên không BTS thật sạch sẽ và đáng tin cậy quý khách dể dàng đi đến hầu hết các khu phức hợp mua sắm, nơi toàn bộ đều được điều hòa không khí và đi lại thật dễ dàng.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Singapore

Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Phuket

Lưu ý khi du lịch Thái Lan

1. Luôn mang theo hộ chiếu bên người, giắt vào chỗ sâu – kín – nhất, không để chung với tiền bạc hoặc những giấy tờ hay rút ra rút vào khác.

2. Ghi sẵn điện thoại của Đại sứ quán VN tại Thai Lan, phòng khi xảy ra trường hợp không mong muốn. Hoặc liên lạc với TAT (cơquan quản lý du lịch ở Thái Lan), Địa chỉ ĐSQ VN tại Thái Lan: 83/1 Wireless Road,Pathumwan, BKK 10330; Tel: 0-2251-5836-7-8; Fax: 0-2251-7203; Email:vnembassy@bkk.a-net.net.th.

3. Xuống sân bay bạn nên đến các info centre xin ngay bản đồ cùng các thông tin du lịch…

4. Trước các trung tâm mua sắm hay có một số người lạ giới thiệu mình đi chùa này kia linh thiêng, sau đó thì hướng dẫn tiếp đi mua đồ nữ trang, vải vóc…(mục đích chính). Nên từ chối từ đầu. Họ ko làm gì hại mình nhưng làm mình tốn thời gian đi vòng vòng mà ko được gì.

5. BK vào giờ peak hour 7-9h sáng, 5-7h tối rất đông đúc, hay kẹt xe, tàu, bus nếu có con nhỏ nên tránh di chuyển nhiều vào giờ này.

6. Một số trang web đặt tour uy tín tại Thái được nhiều người Comments tốt:http://www.hotels2thailand.com

Dịch vụ vẩn chuyển: www.belltravelservice.com/routes_rates.php Xem thông tin trên web nhé, có đầy đủ giờ và giá cả.

7. Đổi tiền Bath, bạn nên đổi tiền Đồng Sang USD, đến Bangkok thì đổi lại ra Bath. Như vậy sẽ tiết kiệm hơn.

8. Hoàng cung là một điểm rất đáng để đi xem, đẹp và rộng, xem cũng hết 1 buổi. Khi vào Hoàng cung, đền, chùa, lưu ý nên mặc quần dài, váy qua đầu gối, không được “hở” nhiều quá, không được mặc quần legging.

9. Khi đi mua sắm, nhớ mang theo: card của khách sạn (lúc về chỉ cần đưa cho lái xe, đỡ giải thích nhiều), đi giầy gót thấp (tốt nhất là giầy thể thao loại nhẹ), ba lô to (có thể khóa lại bằng 1 chiếc khóa con, quảng cáo tí xíu: Shop Tôi Đi có bán khóa ba lô nhé), 1 chai nước, 1 chiếc ô (một ngày có thể nhiều lần mưa và nắng xen kẽ nhau).

10. Nếu ở guest house: Khi đi ra khỏi khách sạn, vali để ở phòng nên khóa lại. Chìa khóa phòng luôn luôn gửi lại khách sạn. Buổi tối trước khi về Khách Sạn nên mua hẳn chai nước to mà uống cho thỏa thích, đừng uống đồ trong tủ lạnh của khách sạn, đắt gấp 3

11. Gọi điện: có thể mua sim và thẻ, bán ở khắp nơi, khoảng hơn 100k là có thể gọi về Việt Nam rồi (tất nhiên với số tiền ấy chỉ gọi được vài phút thôi, giá 38baht/phút, mắc quá), mua sim ở 7eleven rẻ hơn ở sân bay.

12. Đặc biệt: đừng thấy ai đồng hương xứ mình bắt chuyện mà nói nha, đã có trường hợp bị lừa đảo rồi, và Indian hoặc Tây cũng vậy, ai bắt chuyện hỏi mình từ đâu đến, muốn xem tiền VND kêu mình móc tiền VND ra cho họ xem là họ lừa gạt mình hết tiền đó.

Xem thêm: Tổng hợp Kinh nghiệm Du lịch Lào

Chia sẻ tổng hợp sưu tầm

From: Buta – Chia sẻ 1 số kinh nghiệm sau chuyến đi Cam – Thai 1. Nói không với tiêu cực: Khi làm thủ tục xuất cảnh Cam ở khẩu Poipet, và nhất là nhập cảnh Cam ở cửa khẩu Trat (phía bên Thái) thì hải quan Cam cực kỳ phiền nhiễu, đòi tiền trắng trợn: ~50k VND cho mỗi người. Nhóm của mình đã phải lớn tiếng cãi nhau với tụi hải quan và đợi cả nửa tiếng tụi nó mới cho qua. Các bạn VN mình tuyệt đối ko nên cho tiền hải quan vì sẽ thành tiền lệ cho các đoàn sau, chịu khó tốn thời gian 1 chút, trước sau gì tụi hải quan cũng phải đóng dấu cho mình. Chú ý kiểm tra các dấu xuất, nhập cảnh, tờ khai đầy đủ vì nhiều khi tụi nó quê làm thiếu cho mình sẽ khó khăn sau này. KHÔNG nói tiếng Việt với tụi hải quan Cam, chỉ nên nói bằng tiếng Anh và lớn tiếng để nhiều người nghe được. 2. Nếu bị mất passport tại Campuchia thì không có gì phải lo lắng. Lên ĐSQ Vietnam tại Phnompenh sẽ không giải quyết được gì, vì nếu muốn các bạn sẽ phải ở lại tối thiểu khoảng 2 tuần và đóng 60$ để làm giấy thông hành về lại VN. Các bạn có thể dễ dàng mua vé xe của các hãng: Khainam, Kumho, Soyra và đóng cho phụ xe 20$ để họ liên hệ với xe ôm ở biên giới cho mình, về lại VN bằng đường tiểu ngạch khá dễ dàng, ko bị kiểm tra gì nhiều. 3. Có rất nhiều hãng xe chạy tuyến VN – Phnompenh – VN, mình đã đi của Sapaco, Soyra, Khai Nam thì chất lượng same same như nhau, mà mình thích đi của Khainam hơn vì trạm dừng chân của hãng này rất lớn, và cơm nấu rất ngon (40 – 50k/phần). Giá vé là 10$, ngày thường ko biết có rẻ hơn ko. Và hãng này có nhận vận chuyển hàng từ Phnompenh về VN (giá cả thỏa thuận tùy loại hàng).

Xem thêm: Kinh nghiệm Du Lịch Hàn Quốc

4. Với gu của mình, thích đông vui nhưng không quá ồn ào và xô bồ thì ko nên ở ngay con đường Khaosan (Bangkok) vì ở đây có chợ đêm, rất ồn ào và xô bồ. Nên ở đường Rambuttri, con đường này khá lớn và dài hơn cả đường Khao San, tập trung rất nhiều các quán ăn, bar, massage, mini mart, guesthouse giá cả dao động từ 250B/room trở lên. Mình ở Secret garden ở cuối đường, phòng sạch sẽ, giá fan room là 400B, aircon là 600B (phòng 2 người), 3 người là 700B. 5. Nếu ai là tín đồ của mua sắm thì ko thể ko đến chợ Pratunam, hầu hết các shop thời trang dạng khu Lê Văn Sỹ ở SG mình là qua đây lấy đồ. Giá ở đây rất rẻ, 1 cái áo kiểu ở VN đang thịnh hành mấy em teen thích mặc chưa tới 50k/cái. Còn nếu muốn ngắm nghía các shooping center thì mình recommend ghé SIAM CENTER, mình cực thích các shop ở đây, ko phải vì đồ bày bán mà vì cách trang trí và sắp xếp của họ, cực kỳ sáng tạo và đẹp, mỗi một 1 là kiểu trang trí riêng, nếu ai yêu nghệ thuật thì rất nên đến đây để xem. Còn mấy cái Central World, MBK, Big C thì chả nên ghé làm gì, linh tinh giống dạng Parkson của mình. Ở Central World thì được cái tầng Food Court và cái quảng trường dưới chân là hay. 6. KOCHANG không có gì quá đặc sắc, nếu nói về biển thì thua biển Vietnam mình, nhưng cũng có cái thú vị riêng, mình ở cả khu White Sand và Lonely Beach rồi thì thấy ở Lonely Beach thích hơn: giá phòng rẻ hơn, khách sạn đẹp hơn, bar vui hơn. Nếu có nhiều thời gian thì cũng nên ở White Sand, dọc bãi biển có các nhà hàng khá lãng mạn, giá cả ko quá mắc, có quán bar bãi biển chơi nhạc hay, ngồi phì phèo shisha rất thú. Giá khách sạn tại White Sand thì nhỉnh hơn dưới Lonely Beach chút (400B/phòng trở lên – 3 người), ở dưới kia thì mình recommend 1 vài cái như sau: Paradise Cottage: 500 – 1000B/room (private bath room), Magic Garden: 500 – 700B/room, Stone Free: 250B/room (share bath room), mình rất thích cài này, giá rẻ, sạch sẽ, và đặc biệt rất có phong cách, tối có chơi nhạc sống ở dưới nhà hàng nữa. Nhất quyết phải ghé bar Ting Tong, cực vui, giá nước lại rất rẻ (beer: 50B, coke: 40B) , hàng đêm có chơi nhạc sống rất náo nhiệt. Nên thuê xe máy để tiện sử dụng và chay đi tham quan các nơi trên đảo, đường trên đảo là đường đèo, ôm cua rất phê, 1 bên là núi, 1 bên là biển kiểu đèo Hải Vân bên mình.